Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Nâng cấp điều khiển máy đóng gói sữa chua dùng Logo 230RC

Sử dụng Logo 230RC để nâng cấp hệ thống điều khiển cho máy đóng gói sữa chua

Máy đóng gói là 1 trong những loại máy gần như không thể thiếu ở bất kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nào. Phần lớn các máy ở Việt Nam được nhập cũ từ nước ngoài hoặc một phần được các cơ sở cơ khí chế tạo trong nước chế tạo . Vì vậy các máy này thường có hệ thống điều khiển khá đơn giản gồm các bộ rơ le thời gian và các rơ le trung gian đấu nối với nhau. Tuy là đơn giản về mặt nguyên lý hoạt động nhưng nó lại có hệ thống dây đấu nối rất phực tạp,  khi cần sửa chữa hoặc thêm tính năng thì sẽ mất rất nhiều thời gian đấu nối dây, có khi phải đấu nối lại toàn bộ. Mặt khác thì độ tin cậy của chúng không cao, thường xảy ra hỏng hóc ảnh hưởng tới lịch sản xuất. Hơn nữa chúng chỉ đáp ứng được tới yêu cầu là chạy được ở mức cơ bản, bài toán điều khiển chưa được tối ưu, thường là chạy theo trừng chu trình, hết chu trình này sẽ chuyển sang chu trình sau vì vậy vô hình nó làm chậm quá trình sản xuất.
Để khắc phục được những hạn chế của hệ thống điều khiển cũ thì giải pháp được chúng tôi đưa ra là dùng 1 bộ PLC Logo 230RC Ethernet thay thế cho toàn bộ hệ thống Rơ le cũ. Khi đó hệ thống sẽ khắc phục được hoàn toàn các hạn chế mà chúng tôi đã nêu ra ở trên như :
  • Hệ thống dây đấu nối được giảm thiểu do toàn bộ hệ thống rơ le thời gian và rơ le trung gian được thay thế bằng 1 khối duy nhất là bộ PLC Logo 230RCE.
  • Khi có hỏng hóc ( chủ yếu là hệ thống dây nối ) thì việc kiểm ra và sửa chữa trở lên đơn giản hơn.
  • Có thể tùy chỉnh yêu cầu của máy, thêm bớt tính năng cũng như kết nối với các thiết bị khác thông qua việc can thiệp phần mềm.
  • Có thể dùng phần mềm để khắc phục cho những hạn chế về cơ khí.
  • Phần mềm được tối ưu, khiểm soát các thiết bị tốt hơn nên độ tin cậy cũng như tốc độ của máy được đẩy cao hơn, giúp tăng năng suất.
  • Việc căn chỉnh máy cũng trở lên dễ dàng hơn, độ chính xác cũng cao hơn.
Trên thực tế thì chúng tôi đã tiến hành nâng cấp bộ điều khiển cho các máy đóng gói sữa chua cho Xưởng chế biến sữa Phù Đổng. Sau khí nâng cấp thì tất cả các máy móc đều hoạt động tốt, năng suất tăng lên từ 1.5 tới 2 lần so với trước và được khách hàng đánh giá rất cao.
>> Xem ngay chi tiết bộ điều khiển Logo 230RC Ethernet
Một số hình ảnh trước và sau khi nâng cấp




Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Ứng dụng servo với động cơ bước vòng kín



Động cơ bước vòng kín là giải pháp điều khiển chính xác và hiệu quả trong các ứng dụng đòi hiểu hiệu suất của Servo.
Quan điểm truyền thống cho rằng, servo có ưu điểm vượt trội khi ứng dụng đòi hỏi tốc độ hơn 800 vòng/phút. Trong khi động cơ bước chỉ thích hợp với các ứng dụng yêu cầu tốc độ thấp, tăng tốc và giảm tốc thấp hoặc trung bình và mô men giữ lớn.
Với ứng dụng đòi hỏi mô men lớn, khi dùng điều khiển vỏng hở sẽ gặp rủi ro khi bị mất xung. Tuy nhiên nếu có thêm phản hồi tốc độ tạo thành vòng kín, động cơ bước sẽ tăng tốc độ nhanh hơn, hoạt động êm ái hơn.
Với động cơ bước phản hồi vòng kín, việc đấu dây sẽ giảm thiểu so với servo giúp tăng thời gian hoàn thiện hệ thống
Gần đây, trong những công ty chế tạo CNC trong ngành gỗ đã bắt đầu chuyển sang dụng động cơ bước vòng kín. Kết quả đạt được là hệ thống hoạt động ổn định trong khi chi phí chế tạo máy cắt giảm được hơn 5%.

Lựa chọn đúng thiết bị đo mức chất rắn trong bình

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để đo mức chất rắn khác nhau, tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể mà mỗi phương pháp có những điểm hạn chế.
Việc đo mức chất rắn gây ra nhiều khó khăn vì khi đưa chất rắn vào bình chứa, chúng thường tạo đống hoặc tạo kết dính với nhau. Không giống chất lỏng là một dạng đồng nhất.  Trong thực tế người ta thường sử dụng 3 phương pháp khác nhau để xác định mức chất rắn trong bồn.
Nguyên lý chung của ba phương pháp này là đo thời gian từ khi xung năng lượng phát ra từ cảm biến sau đó phản xạ bề mặt của chất rắn cần đo và trở về cảm biến. Đối với phương pháp dùng sóng ra da tiếp xúc, xung năng lượng tạo ra chỉ khoảng đường kính 1-2 inch xung quanh que đo, do đó mức chất rắn đo được thực chất chỉ phản ánh một khu vực rất bé. Trong khi hai phương pháp còn lại thì mức chất rắn thu được phản ảnh một khu vực rộng hơn. Sử dụng phương pháp nào là còn tùy vào yêu cầu đo của từng quá trình
1. Phương pháp sử dụng sóng ra đa với que dò tiếp xúc trực tiếp

Phương pháp có nhược điểm là khi lượng chất rắn càng dồn đống lên cao sẽ tạo lực ép vào que đo, có thể gây cong vênh. Trong trường hợp này để giảm sức ép này thì thường sử dụng que dạng mềm. Hơn nữa việc chịu tiếp xúc trực tiếp đôi khi gây ăn mòn hoặc bị xước que đo.
Nói chung, phương pháp này vẫn là một phương pháp đo chính xác và mang tính kinh tế cao
2. Phương pháp sử dụng sóng ra đa không tiếp xúc và sóng siêu âm

Hai phương pháp này độ chính xác lại phụ thuộc vào môi trường truyền sóng và bản chất của chất rắn.
Đối với phương pháp đo bằng sóng ra da thì hằn số hằng số điện môi. Với chất rắn có hằng số điện môi cao thì sự phản xạ cao. Nhưng khi chất rắn có hằng số điện môi thấp thì gây khó khăn cho sóng phản xạ nên việc đo khó chính xác
Đối với phương pháp bằng sóng siêu âm phụ thuộc vào mật độ chất rắn. Với chất rắn mật độ cao phản xạ sẽ tốt hơn. Còn mật độ thấp sẽ hấp thụ sóng siêu âm. Gây khó khăn hơn.
Tóm lại việc lựa chọn đúng phương pháp đo mức có thể tính toán được thể tích nguyên liệu với sai số 3%

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Bài demo PLC cho người mới bắt đầu

                              Bài demo PLC+HMI 

Đối với người mới bắt đầu làm quen lập trình PLC, Các chức năng cơ bản như logic bit ( AND/OR), bộ định thời ( timer), bộ đếm ( counter) là những cái cần phải nắm bắt. Sau đây là một chương trình cơ bản demo đối với PLC Omron CP1E (http://dienminhquang.com/thiet-bi-omron/bo-lap-trinh-plc/cp1e/) kết hợp với màn hình cảm ứng Weintek( http://dienminhquang.com/thiet-bi-weintek/). Việc kết nối giữa CP1E và màn hình HMI tôi sẽ viết ở một bài viết sau.
1. Tạo mạch bật tắt bơm
2. Tạo bộ đếm tăng giảm
3. So sánh giá trị đếm để tạo các cảnh bảo thấp/cao
- Cảnh báo ngưỡng thấp
Cảnh báo ngưỡng cao
4. Sử dụng on-delay timer để tạo một đầu ra On trong một khoảng thời gian ( one-shot output)
5. Tạo màn hình giao diện HMI


Mọi thông tin thêm xin vui lòng liên hệ
Mr. Tiệp - Email dienminhquang@gmail.com
Hotline: 0936.296.483

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016



Robot tự hành hoàn toàn tự động tại nhà máy Tesla GigaFactory
Công nghệ định hướng của robot sử dụng bản đồ số thay vì dùng những cách dẫn đường thông thường như Nam Châm định hướng. Với khả năng làm việc 19h thì tương lai rất gần một nhà máy hiện đại sẽ hoàn toàn do robot kiểm soát...Khi đó con người làm gì nhỉ!



Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Ví dụ lập trình PLC Bài 4- Tạo đầu ra đảo trạng thái

Bài 4- Tạo đầu ra đảo trạng thái
Đầu ra đảo trạng thái là mạch cơ bản khi lập trình PLC
Ví dụ được thực hiện với PLC CP1E của Omron. Phần mềm lập trình CX- Programmer V9
Chi tiết CP1E xin vui lòng xem tại
http://dienminhquang.com/san-pham/cp1e-e20dr-a/ hoặc liên hệ Mr. Tiệp 0936.296.483 để biết thêm chi tiết

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Loạt bài về ví dụ lập trình PLC-Bải 3

Bài 3 - Tạo xung on/off đầu ra

Ví dụ được thực hiện bởi PLC Omron CP1E và phần mềm lập trình của hãng Omron CX-Programmer V9

Chi tiết CP1E xin vui lòng xem tại
http://dienminhquang.com/san-pham/cp1e-e20dr-a/ hoặc liên hệ Mr. Tiệp 0936.296.483 để biết thêm chi tiết